Monkey Media  >   Blog  >   Hướng dẫn  >   Nhiếp ảnh !!!

Nhiếp ảnh !!!

Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật, hôm nay Monkey xin được chia sẻ đôi điều về " Nhiếp ảnh"

Nhiếp ảnh !!!

Nhiếp ảnh là gì?

Đầu tiên, ta hay xem xét đôi chút về từ “nhiếp ảnh”. Trong tiếng Anh, nhiếp ảnh là PHOTOGRAPHY. Từ này được cấu tạo bởi 2 phần là PHOTO và GRAPH. PHOTO có nghĩa gốc là ánh sáng, GRAPH có nghĩa gốc là vẽ, phác thảo. PHOTOGRAPHY hiểu một cách cơ bản là vẽ hay tạo ra hình ảnh bằng ánh sáng. Vì vậy, với “nhiếp ảnh”, ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất. Để “nhiếp ảnh” đạt được trình độ cao, người thực hiện “nhiếp ảnh” cần có hiểu biết về ánh sáng, và các cách thức vận dụng, kiểm soát công cụ để vận dụng ánh sáng theo đúng mong muốn của mình trong quá trình tạo ra hình ảnh “bằng ánh sáng”.

Trong tiếng Việt, từ “nhiếp ảnh” có gốc Hán. “Nhiếp” có nghĩa gốc là “đem lại” hay “dẫn đến”. NHIẾP ẢNH, hiểu có bản, có nghĩa là làm ra, tạo ra một bức ảnh – tức là CHỤP ẢNH. Nhiếp ảnh chẳng qua là chụp ảnh mà thôi, tuy vậy, trong nhiều kết hợp từ thì lúc dùng “nhiếp ảnh”, lúc dùng “chụp ảnh”, về nghĩa cơ bản là hoàn toàn như nhau. Có đôi khi ta cảm thấy từ “nhiếp ảnh” có gì đó cao sang hơn “chụp ảnh”, nhưng về bản chất hai từ này là một. Học nhiếp ảnh cũng là học chụp ảnh, chỉ có vậy!

 Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật. Cũng như bất kỳ môn nghệ thuật nào, dù tài năng dến đâu, nhiếp ảnh đầu tiên đòi hỏi một sự khổ luyện nhất định đối với người tham gia. Xét theo “công thức thành công” về thời gian là 10 ngàn giờ (tức 8 tiếng/ngày trong suốt 3 năm liền), để thành công tối thiểu trong nhiếp ảnh, bạn cũng sẽ cần luyện tập trong một khoảng thời gian tương đương. Nếu qui đổi khoảng thời gian đó sang số lượng kiểu ảnh, thì với thời máy ảnh sử dụng phim, đó là khoảng 10 ngàn bức ảnh chụp có suy nghĩ, còn với thời máy ảnh số khi người ta có xu hướng bấm máy nhiều hơn (do không phải tốn phim), và nhiều khi là bấm bừa, thì số lượng đó có thể sẽ là 100 ngàn bức ảnh, hoặc nhiều hơn thế tuỳ thuộc mức độ bấm bừa của từng người.

Là một môn nghệ thuật, nhiếp ảnh cũng yêu cầu tâm hồn và con mắt nghệ thuật. Cả hai điều này phụ thuộc ít nhiều vào năng khiếu bẩm sinh, nhưng chủ yếu đều có thể luyện tập để phát triển. Việc thường xuyên xem ảnh, đưa ra nhận xét cá nhân, tìm hiểu các khía cạnh khác nhau trong nhiếp ảnh đều có thể giúp người tham gia phát triển quan niệm thế nào là một bức ảnh đẹp, mức độ “đẹp” đến đâu và đâu là sự sáng tạo. Khi biết được thế nào là một bức ảnh đẹp, kết hợp với kỹ thuật chụp và hậu kỳ đã rèn luyện cũng như sự sáng tạo cá nhân, người tham gia chắc chắn sẽ có được thành công trong nhiếp ảnh.

Cần những gì để bắt đầu học nhiếp ảnh

Thực ra, đọc đến đây, dù trước đó chưa bao giờ có ý định “đầu tư nghiêm túc” vào nhiếp ảnh, thì bạn cũng đã bắt đầu học nhiếp ảnh rồi. Để bắt đầu một cách chính thức hơn nữa, tất nhiên bạn sẽ cần một chiếc máy ảnh. Nhưng khoan, đừng nghĩ là tôi khuyên bạn chạy ngay ra cửa hàng mua một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp đâu nhé! Bạn có thể bắt đầu bằng một chiếc máy ảnh hết sức đơn giản, thậm chí bằng chiếc máy ảnh gắn trên điện thoại thông minh của bạn đang có. Nên nhớ ngay từ đầu là: Máy ảnh không tạo ra bức ảnh. Bạn mới là người tạo ra các bức ảnh.

Điều quan trọng hơn để bắt đầu theo đuổi nhiếp ảnh, dù đối với bạn đó là định hướng gì đi nữa, thì cũng cần phải biết đánh giá thế nào là một bức ảnh đẹp bằng việc xem nhiều ảnh, chú ý tới ánh sáng trong từng bức ảnh mà bạn yêu thích. Và ngay lúc này đây, bạn có thể mở điện thoại thông minh của mình ra, duyệt lại các bức ảnh mà bạn đã chụp, chọn ra một số bức ảnh bạn thích nhất và bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao mình lại thích những bức ảnh này?”

Nếu có thể, hãy bàn luận về các bức ảnh nổi tiếng, lắng nghe nhận xét của người khác về các bức ảnh bạn thích, chụp có suy nghĩ những bức ảnh đầu tiên bằng chiếc máy ảnh du lịch hay điện thoại bạn đang có và đem những bức ảnh đó ra cho mọi người nhận xét, bình phẩm xem xấu đẹp ra sao.

Sau cùng của bước khởi đầu, hãy mua cho mình một bộ máy ảnh và ống kính, hay một chiếc máy ảnh du lịch tốt tốt, vừa với túi tiền của bạn. Bạn có thể bắt đầu 100 ngàn tấm ảnh đầu tiên một cách đơn giản như vậy đấy!

Một số nghề nghiệp trong ngành nhiếp ảnh

Trong phạm vi rộng lớn của nhiếp ảnh, các nhà nhiếp ảnh chuyên sâu về một hoặc một số lĩnh vực như:

- Phóng viên ảnh

-Người chụp ảnh nghệ thuật. Thế giới của những người chụp ảnh nghệ thuật rất đa dạng, được chia thành:

+Người chụp ảnh phong cảnh

+Người chụp ảnh chân dung

+Người chụp ảnh khoa học 

+ Người chụp ảnh quảng cáo

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Tính phổ cập của nhiếp ảnh rất lớn. Chỉ cần sự ham thích và năng khiếu, sau một thời gian được hướng dẫn, bạn có thể cầm máy chụp ảnh. Tuy nhiên, để trụ lại với nghề, bạn cần sự bền bỉ và nỗ lực không ngừng, không ngại vất vả. Bên cạnh đó, yêu cầu phái thường xuyên thay đổi máy móc, phương tiện kỹ thuật để bắt kịp ưu thế của thời đại cũng là một trong những thách thức với người làm nhiếp ảnh.

Bù lại, nhiếp ảnh vẫn luôn là lĩnh vực hấp dẫn nhiều người bởi tạo ra hình ảnh quả là công việc kỳ thú. Người chụp ảnh không chỉ có cái thú tìm tòi về cuộc sống mà còn hiểu biết sâu sắc thêm về cái đẹp trong nhiếp ảnh cũng như gửi gắm suy nghĩ, tình cảm, trăn trở... vào bức ảnh.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh, nếu cần trao đổi cũng như giao lưu học hỏi về chụp ảnh và chỉnh sửa hậu kỳ, hãy liên lạc với Monkey nhé!

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

☎️ : 0986.166.437

 

 

🌐http://www.monkeymedia.com.vn

 

Ban thấy nội dung này thế nào? Hãy để lại đánh giá của mình để ủng hộ Monkey Media nhé
(Trung bình 0.00 / tổng số 0 lượt bình chọn)