Logo là bước đệm vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và cho từng sản phẩm/dịch vụ nói riêng. Một logo ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu. Đồng thời thuận lợi hơn khi "thu phục" người tiêu dùng.

Thiết kế logo được coi là linh hồn của một doanh nghiệp. Một logo được thiết kế để tạo ra sự nhận biết ngay tức thời, sự tin tưởng, chấp nhận, lòng trung thành và hàm chứa các thông điệp của thương hiệu. Logo được sử dụng để phân biệt giữa các công ty, và nếu như có một hình ảnh nào đó làm khách hàng dễ dàng liên tưởng tới công ty bạn nhiều nhất thì đó chính là logo. Nếu như bạn coi công việc kinh doanh của mình là nghiêm túc và chuyên nghiệp, hãy nghĩ đến việc thiết kế một logo tương xứng.

Bên cạnh những cách thức và nguyên tắc cần tuân thủ khi  thiết kế logo có một số điều tuy không được nêu rõ trong yêu cầu của thương hiệu nhưng lại có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng mà bạn cần cân nhắc khi triển khai dự án. Dưới đây, Monkey đề xuất giúp bạn những lưu ý cần thiết khi thiết kế logo.

1.Nghĩ lớn ngay từ khi bắt đầu
Chiếm lĩnh tâm trí và trái tim của khách hàng bằng 1 logo đáng nhớ khác với thành công hay thất bại của 1 doanh nghiệp. Một logo đủ “chất” sẽ làm mọi người liên tưởng đến công ty ngay khi nhìn thấy nó.

Một logo đủ “chất” sẽ làm mọi người liên tưởng đến công ty ngay khi nhìn thấy nó (ảnh: Monkey Media)

 

2. Lên phác thảo

Để thiết kế được một logo hiệu quả thì bước quan trọng đầu tiên là vẽ phác thảo sơ bộ. Ở đây có thể đơn giản như giấy và bút vẽ hay vẽ bản nháp bằng phần mềm đồ họa vector, chẳng hạn như chương trình Illustrator. Điều mấu chốt là nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Bắt đầu từ 20 đến 30 bản phác thảo những ý tưởng cơ bản và sau đó phát triển chúng để tạo ra những biến thể của ý tưởng ban đầu. Nếu như có vẻ không khả thi, Monkey nghĩ bạn hãy bắt đầu lại từ đầu những ý tưởng phác thảo mới. Một người thiết kế đồ họa cần mẫn sẽ tốn nhiều thời gian với công việc chuẩn bị phác thảo này hơn bất kỳ người nào khác trong quá trình thiết kế. 

3.Logo không nên có quá nhiều chi tiết

Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ truyền tải thông tin hàm súc về một doanh nghiệp hay thương hiệu, tuy nhiên những logo có quá đầy đủ chi tiết chưa chắc đã đủ sức thuyết phục công chúng. Việc phức tạp hóa hoặc quá tham lam khi muốn đưa thật nhiều thông điệp lên logo sẽ khiến thiết kế của bạn trở nên kém thu hút và rắc rối.

Logo không nên có quá nhiều chi tiết ( ảnh : Monkey Media)

 

Hãy sử dụng những đường nét rõ ràng và đủ ấn tượng kết hợp với màu sắc phù hợp thay vì tận dụng nhiều chi tiết nhưng mờ nhạt. Bạn có thể tham khảo thêm mẫu thiết kế logo của một số thương hiệu nổi tiếng như Nike hay Apple để thấy rõ điều đó.

4. Thiết kế chữ rất quan trọng

Bạn có nghĩ thương hiệu này nghiêm túc khi sử dụng phông chữ là các ký tự hài hước. Phông chữ nào cũng có đặc tính riêng và truyền tải đến khách hàng những dạng thương hiệu mà họ mong muốn.

5. Logo vẫn nổi bật ngay cả khi ở dạng âm bản. 

Rõ ràng in màu luôn tốn nhiều chi phí hơn in đen trắng, và không phải lúc nào các ấn phẩm của bạn cũng có màu để logo duy trì màu sắc như phiên bản gốc. Logo không sắc nét khi in màu đen trắng, nó cũng sẽ rất khó thuyết phục nếu được in bằng bất cứ màu nào khác. Chính vì vậy, hãy lường trước được việc chúng có thể được chuyển sang dạng âm bản khi áp dụng trong thực tế, và điều bạn cần làm chính là thử nghiệm mẫu logo ở cả 2 phiên bản và đánh giá mức độ thành công cũng như hiệu quả hình ảnh của chúng. Lưu ý thiết kế của bạn cũng cần có sự tương phản nhất định để những chi tiết chồng nhau không bị lấn át khi chuyển sang âm bản.

6. Kích thước:

Kích thước là tiêu chuẩn đầu tiên phải chú ý khi thiết kế Logo. Một Logo phải rõ ràng và dễ nhìn, dễ đọc ở mọi kích thước, dù đó là kích thước lớn như banner, poster quảng cáo hay kích thước nhỏ như trên bao bì sản phẩm hay danh thiếp.

Logo cũng phải trông sao cho dễ nhìn khi sử dụng kiểu định dạng lớn hơn, chẳng hạn trên các bảng quảng cáo, các thông cáo và các kiểu định dạng điện tử như trên tivi và trang web. Cách đáng tin cậy nhất để xác định xem một logo có được hiển thị rõ nét ở mọi kích thước hay không là chính bạn phải tự mình kiểm chứng nó. Nên chú ý rằng ở kích thước nhỏ nhất thì thường khó hiển thị rõ nét, vì thế ban đầu bạn nên in logo trên tiêu đề đầu trang giấy hoặc bì thư và xem liệu nó vẫn còn rõ ràng hay không. Bạn cũng có thể kiểm chứng mẫu thiết kế ở tỷ lệ lớn bằng cách in kiểu kích thước của bảng quảng cáo ở cửa hàng in.

Một Logo phải rõ ràng và dễ nhìn, dễ đọc ở mọi kích thước ( ảnh: Monkey Media)

 

7. Màu sắc và kiểu chữ

Lý thuyết về màu sắc thì phức tạp, nhưng người thiết kế nào hiểu được cái căn bản thì có thể vận dụng màu sắc một cách thuận lợi. Những nguyên tắc cơ bản nên ghi nhớ là:

* Dùng những màu gần giống nhau trên bảng màu (ví dụ như với gam màu “ấm” ta dùng màu đỏ, cam và vàng)

* Đừng dùng những màu quá sáng mà mắt chúng ta khó nhìn.

* Logo phải trông dễ nhìn ở gam màu đen trắng, xám, và cả 2 màu trên.

* Đôi khi làm khác đi so với nguyên tắc cũng tốt, chỉ cần bạn chắc chắn có lý do hợp lý để làm điều đó.

Biết cách làm cho màu sắc gợi lên được cảm xúc và tâm trạng thì cũng khá quan trọng. Chẳng hạn, màu đỏ có thể gợi lên được cảm xúc bốc đồng, yêu thương, đam mê và cả sức mạnh. Luôn ghi nhớ là khi kết hợp những màu sắc lại với nhau, bạn phải tạo ra được màu sắc phù hợp với sắc thái tổng thể và sự cảm nhận về thương hiệu đó. 


8. Phải độc đáo và thể hiện được cái  " tôi " của thương hiệu


Đừng khi nào sao chép hoàn toàn thiết kế của một ai khác. Không có gì sai nếu ta tham khảo công ty đối thủ để tạo cảm hứng nhưng nếu sao chép ý tưởng hay thiết kế của người khác là sai hoàn toàn.Cái tôi, đặc trưng riêng hay cá tính thương hiệu chính là yếu tố tác động tới cảm xúc của khách hàng, trong khi logo lại là bộ mặt đại diện cho cả thương hiệu, do đó chúng cần thể hiện được phong cách và cá tính riêng của bạn.

Logo phải độc đáo và thể hiện được cái  " tôi " của thương hiệu
( ảnh: Monkey Media)

 

9. Logo cần nhiều hơn là biểu tưởng và phông chữ
Bạn có nhận ra những logo này chỉ dựa trên một phần rất nhỏ của logo? Logo thường được xem là “bộ mặt” của công ty. Hãy minh mẫn, chuẩn xác và hướng trực tiếp đến logo.