1. Giữ ống kính sạch sẽ

Camera điện thoại khá nhỏ, không có nắp đậy, chúng ta thường bỏ túi và sử dụng rất nhiều lần trong ngày, nên bụi thường bám trên bề mặt camera. Trước khi chụp hình, bạn nên lau nhẹ bằng vải mềm để lớp kính bảo vệ camera sạch sẽ, ảnh sẽ trong và rõ nét hơn.

2.Chọn lựa khung cảnh đơn giản

Khi chụp ảnh, chắc chắn bạn sẽ nhắm tới đối tượng của mình chụp và tập trung vào đó dẫu cảnh vật có ra sao. Nhưng máy ảnh thì không, nó chụp lại tất cả. Và nếu bạn không muốn người xem không hiểu bạn muốn chụp cái gì hay muốn nhấn mạnh điều gì, hãy lược bớt những gì thừa thãi trong khung cảnh của bạn đi và chụp.

3.Lấy nét

Bạn phải lấy nét trước khi chụp. Không ít người giơ điện thoại lên và bấm ngay nút chụp. Sau đó, xem lại bức ảnh và "Oh! máy chụp mờ mờ nhỉ!". Bạn phải lấy nét trước khi chụp, dù đó là thiết bị chụp ảnh nào, bất kể điện thoại nào. Nếu bạn cứ khoán hết cho "sự thông minh" của điện thoại, đôi lúc nó tự vận hành lấy nét rất chậm (với một số dòng điện thoại) hoặc đôi lúc nó không tự thực hiện đúng ý muốn của bạn.

4. Áp dụng quy tắc 1/3

“Quy tắc 1/3” là một “quy tắc” cơ bản và tổng hợp nhất trong bức tranh và nhiếp ảnh. Theo quy tắc này thì các bạn sẽ chia các đối tượng bức ảnh phù hợp với các dòng phân chia bức ảnh theo phần ba. Cả theo chiều ngang và chiều dọc. Các đối tượng chụp ảnh hơi lệch tâm thường tạo ra hình ảnh “cân bằng” hơn và mang lại cảm giác về không gian và chuyển động tốt hơn. Khác với các bức ảnh đặt đối tượng là trung tâm làm chủ đề, có xu hướng dẫn đến các bức ảnh trông mất tự nhiên hơn.

5.Ổn định camera

Cầm điện thoại đủ vững để ảnh chụp được nét. Điện thoại càng dao động nhiều thì nguy cơ ảnh mờ nhoè càng nhiều. Thường thường, máy ảnh sẽ bị tác rộng rung nhiều nhất khi bạn bấm nút chụp. Nếu là nút cứng, người mới chụp sẽ bấm mạnh tay và ấn luôn cả một bên điện thoại xuống; nếu là nút chụp mềm, thì động tác chạm dễ tạo ra tác động rung lắc máy.

Caption

 

6.Lấp đầy khoảng trống trong khung hình

Đây là một lỗi rất phổ biến mà nhiều người mắc phải và ngay cả bản thân mình cũng bị. Việc này xuất phát từ khi bạn chụp một tấm hình mà để chừa lại một khoảng trống khá lớn về một bên hoặc là xung quanh khiến người xem cũng cảm thấy bối rối.

7.Thay đổi góc nhìn

Các góc cạnh của vật thể đều có sức hấp dẫn riêng cho khung ảnh. Khi tập trung vào một sự vật, bạn có thể cắt bỏ không lấy những thành phần khác nhau để chuyển tải ý tưởng khác nhau.

8.Xác định nguồn sáng và chọn hướng sáng

Có hai nguồn sáng cơ bản: Nguồn sáng tự nhiên (mặt trời) và nguồn sáng nhân tạo (các nguồn sáng đèn).

Có các hướng sáng chính: Ánh sáng tạt ngang, ánh sáng xiên góc, ánh sáng ngược, ánh sáng thuận...

Mới tập chụp ảnh, bạn nên tập xác định nguồn sáng, hoặc các nguồn sáng cùng tác động vào vật thể (nguồn sáng chính và có thêm nguồn sáng phụ như ánh sáng mặt trời qua khung cửa sổ và ánh đèn trong phòng); rồi bạn xác định hướng sáng đó là hướng sáng nào lên đối tượng. Rồi bạn chọn góc chụp nào để có được ánh sáng phản chiếu tốt nhất, ưng ý nhất cho khung ảnh.

9.Chỉnh sửa hậu kỳ

Camera điện thoại nào cũng tích hợp sẵn một ứng dụng chỉnh sửa ảnh sau khi chụp. Hầu hết ứng dụng này rất đơn giản và trực quan. Đó là những công cụ giúp bạn cắt cúp (crop) lại khung ảnh cho phù hợp với ý mình hơn, là công cụ tăng giảm lượng sáng 1 chút, độ tương phản ảnh hoặc độ sắc nét 1 chút, hoặc một số hiệu ứng giả lập màu.

10. Phá vỡ quy tắc

Quy tắc là thứ cần thiết giúp bạn hoàn thiện những kỹ năng bạn chưa có, nhưng khi bạn đã có đủ kỹ năng thì chúng lại là những người cản trở sự sáng tạo trong con người bạn. Hãy để trí tưởng tượng của bạn bay xa hơn nữa nào.

Như các bạn đã thấy đấy, chụp hình đẹp không hề khó. Vấn đề là các bạn có đủ kiên nhẫn cũng như có đủ thời gian luyện tập hay không thôi. Chúc các bạn sẽ chụp được những tấm hình đẹp ưng ý nhé.

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

☎️ : 0986.166.437

 

 

🌐http://www.monkeymedia.com.vn