Kỹ thuật lấy nét trong nhiếp ảnh

Chụp ảnh là một quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm liên tục. Nhưng, với những bạn mới bắt đầu, có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để thực hành mỗi khi nhắc đến chụp ảnh. Những ai mới bước vào giới chụp ảnh, đôi khi sẽ cảm thấy như lạc vào một khu rừng đầy những rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm mà các thợ ảnh kinh nghiệp đi trước truyền đạt lại, rối như một mớ bòng bong. Thôi thì ta cứ chụp thật nhiều, chia sẻ thật nhiều... và trước hết là học lấy nét

Kỹ thuật lấy nét trong nhiếp ảnh

Lấy nét là gì?

Lấy nét là một kỹ năng cơ bản trong chụp ảnh. Có hai cách lấy nét. Cách thứ nhất là thông qua thao tác lấy nét tự động (AF), trong đó máy ảnh tự động lấy nét. Cách thứ hai là thông qua thao tác lấy nét thủ công (MF), trong đó nhiếp ảnh gia điều chỉnh tiêu điểm bằng tay.

Lấy nét là một kỹ năng cơ bản trong nhiếp ảnh ( ảnh : Monkey Media)

 

Thao tác lấy nét thủ công (MF):

Ở cách này bạn nên cầm máy vững và dùng khuỷu tay dựa vào cơ thể để giữ máy cố định, giảm thiểu sự rung lắc khi bấm chụp. Rất đơn giản, nhưng nhiều bạn khi bấm nút chụp với lực nhấn mạnh, máy ảnh nhún xuống, ảnh không nét.

Chúng ta có thể quan sát đối tượng trong khi điều chỉnh tiêu điểm ở chế độ MF, nó giúp cho chúng ta có thể lấy nét chính xác hơn. Nhưng, toàn bộ quy trình mất nhiều thời gian hơn. Chúng ta phải dành ra thời gian lấy nét trước khi chúng ta có thể chụp thực tế.

 Thao tác lấy nét tự động (AF):

Thông qua thao tác lấy nét tự động (AF),máy ảnh sẽ tự động lấy nét.Lời khuyên khi học chụp và tập lấy nét trúng là bạn bật nút chọn chế độ lấy nét điểm (single point focus mode) thay vì lấy nét vùng (area focus). Mục đích để bạn tập lấy nét chính xác điểm vào chủ thể bạn muốn nét. Sau khi canh khung, dịch chuyển điểm lấy nét vào vị trí muốn nét, bấm nửa cò để lấy nét rồi bấm nhẹ nút chụp.

Tuy nhiên ,vì AF lấy nét nhanh, nó rất tiện trong hầu hết các tình huống. Nhưng đôi khi có những đối tượng hoặc cảnh không lý tưởng để lấy nét. Bạn nên chuyển sang MF khi tình huống đòi hỏi.

 Kiểm soát vùng nét trong ảnh

Một bức ảnh thông thường đều có vùng sắc nét và vùng không sắc nét. Nghĩa là có vùng nào đó trong ảnh (cái gì đó) mà bạn muốn nó nét, cần nó nét, người xem hướng mắt vào chỗ được lấy nét mà bạn mong muốn trong bức ảnh của mình. Như vậy, bạn phải lấy nét trúng cái muốn nó nét và biết rõ vùng không cần nét.

 

Khi bạn chụp ảnh, lấy nét trúng đối tượng cần lấy nét rồi, thì các đối tượng hay cảnh vật trong ảnh ở ngoài vùng nét có thể nét ít hoặc mờ. Bạn cũng có thể kiểm soát được vùng mờ đó, mờ ít hay nhiều bằng cách thiết lập "khẩu độ ống kính" (độ mở của ống kính lớn hoặc nhỏ cho ánh sáng đi vào). Chính độ lớn hay nhỏ đó của ống kính ảnh hưởng đến độ mờ nhiều hay ít của hậu cảnh (phía sau đối tượng mà bạn lấy nét) hoặc tiền cảnh (vùng phía trước đối tượng mà bạn lấy nét).

 

Kiểm soát vùng ảnh nét bằng cách hiểu và tuỳ chọn khẩu độ ống kính phù hợp.
Khẩu độ được ký hiệu bằng chữ F. Chỉ số F càng lớn (ví dụ F/22) thì khẩu độ (độ mở ống kính) càng nhỏ, và ngược lại chỉ số F càng nhỏ (ví dụ F/2.8) thì khẩu độ (độ mở ống kính) càng lớn.

Khi nào thì chọn khẩu độ lớn / nhỏ? 
Tuỳ theo đối tượng khác nhau và ý muốn tạo ra sự khác biệt cho bức ảnh khác nhau thì đổi khẩu độ từ nhỏ sáng lớn. Chẳng hạn bạn chụp chân dung thì sử dụng khẩu lớn (chỉ số F nhỏ) để làm mờ hậu cảnh, làm nổi bật chân dung, nhấn mạnh đối tượng được chụp hơn. Ngược lại khi chụp phong cảnh, sử dụng khẩu nhỏ (chỉ số f lớn) để toàn cảnh được rõ nét.

Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích tại sao ảnh của bạn không sắc nét. Nhưng thường chỉ cần chú ý 3 nguyên nhân chính:

  • Máy ảnh bị rung lắc: Nếu tay cầm máy rung lắc hay bạn vừa di chuyển vừa chụp thì bức ảnh dễ có nguy cơ bị mờ nhoè. Nếu đứng im chụp trong ánh sáng ban ngày, mà ảnh mờ thì rất có thể do bạn bấm nút chụp quá mạnh làm máy ảnh rung
  • Đối tượng di chuyển thì dù máy giữ cố định thì ảnh cũng có thể bị mờ nhoè. Lý do của các trường hợp này là do "tốc độ màn trập" (shutter speed) của máy không được thiết lập đủ nhanh để "bắt dính" chuyển động. 
  • Không nét do lấy nét sai: Thay vì lấy nét trúng vào điểm / vật mà mình muốn lấy nét thì lại lấy nét vào chỗ khác. Nhiều người giơ máy lên là bấm nút chụp dù không có lý do vội vàng, kể cả máy ảnh lẫn điện thoại, không quan tâm đến phương thức lấy nét, cái cần nét thì không, cái không cần thì nét là chuyện bình thường

Trên đây là một số thông tin về " lấy nét " trong nhiếp ảnh mà Monkey muốn chia sẻ tới các bạn.  Hy vọng các bạn mới học chụp, hiểu và tập lấy nét cho trúng, kiểm soát được cái mình cần lấy nét. Còn một số yếu tố khác tác động gián tiếp đến độ nét chi tiết ảnh, đi sâu tìm hiểu các chế độ lấy nét trong máy ảnh và khi nào thì dùng cái nào, chúng ta sẽ bàn trong những bài sắp tới.

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

☎️ : 0986.166.437

Ban thấy nội dung này thế nào? Hãy để lại đánh giá của mình để ủng hộ Monkey Media nhé
(Trung bình 0.00 / tổng số 0 lượt bình chọn)