Phân loại kính lọc UV bao gồm : 

A. Nhóm UV và bảo vệ


1. UV Filter: Ultra Violet Filter: Kính lọc ngăn tia cực tím. Mắt người không nhìn thấy tia cực tím, nhưng sensor máy ảnh (hoặc phim) vẫn nhạy cảm với ánh sáng này. Filter UV giúp ngăn các tia cực tím, cho ảnh trong và rõ nét hơn. UV Filter cũng dùng như là một kính bảo vệ cho lens khỏi bụi bặm hoặc trầy xước.

2. Sky Filter: Giúp giảm bớt sắc hồng của ánh sáng, thường được dùng trong các buổi chụp ngoài trời. Sky filter giúp cho sắc da đẹp hơn khi chụp chân dung. Sky filter cũng giúp hạn chế các tia phản xạ không mong muốn từ các đối tượng khác nằm gần đối tượng chính. Sky Filter cũng hay được dùng như một kính bảo vệ cho lens. (lắp thường xuyên)

3. Protector Filter: Chỉ có tác dụng bảo vệ lens, không có hiệu ứng gì đối với ánh sáng. (Tất nhiên là vẫn có phần nhỏ phản xạ, khúc xạ vì dù sao thì chiết suất của vật liệu làm kính vẫn không thể giống hệt chiết suất của ánh sáng)
 

B. Polarizing Filters - Kính lọc phân cực 

 

1. Circular Polarizing Filter: Kính lọc phân cực xoay được (CPL), thường gồm 2 phần, một phần gắn chặt vào đầu lens, phần kia có thể xoay tròn để phân cực ánh sáng. CPL hữu ích cho các buổi chụp ngoài trời, có thể làm cho màu sắc của ảnh ấn tượng hơn. CPL cũng ngăn những tia sáng từ những hướng không cần thiết đi vào tấm ảnh. CPL rất tốt khi chụp mặt nước, chụp qua tấm kính, etc. Nếu không có CPL, rất khó chụp qua kính vì lúc đó nó giống cái gương, ta chỉ ghi được hình ảnh phản chiếu trên nó mà thôi.

Trong khi nhiều hiệu ứng filter khác có thể được giả lập bằng phần mềm xử lý ảnh, thì hiệu ứng của CPL là rất khó làm, đôi khi là không thể làm được.

Chú ý khi xoay CPL nên theo chiều kim đồng hồ, tránh việc xoay ngược có thể làm cả filter rơi ra khỏi lens

Khi dùng CPL có thể không cần hood (loa che sáng) nữa, vì CPL đã giúp ngăn chặn các tia sáng đến từ các hướng không mong muốn.

2. Linear Polarizing Filter: Kính lọc phân cực tuyến tính. Cái này có nghe nhưng không hiểu lắm nó là cái giè. Dùng cho các lens MF 
 

C. Special effect filters: Kính lọc hiệu ứng đặc biệt


1. Cross Screen, Star 4, Star 6, and Star 8: Kính lọc tạo hiệu ứng loé sáng hình cánh sao. Có ích khi chụp đồ trang sức chẳng hạn, các tia sáng phản chiếu từ trang sức sẽ toé ra sao 4 cánh, 6 cánh hoặc 8 cánh tuỳ filter được sử dụng.

2. Close-up Filter: dùng trong chụp hình close-up, macro, giúp tăng tỷ lệ phóng đại.

3. Split Field Filters: một nửa ảnh bình thường, nửa kia có hiệu ứng phóng đại

4. Rainbow Spot Filters: Biến các đốm sáng trong hình thành 7 sắc cầu vồng

5. Sepia Filters: Tạo hiệu ứng màu nâu, đen trắng cho tấm hình

6. Softener Filters: Hiệu ứng làm giảm độ sharpness của hình ảnh được chụp

7. Infrared (IR) Pass Filters: Filter hồng ngoại.

8. Half Colored Filters: Một nửa filter có tráng màu, nửa kia không tráng phủ gì

9. FL-W, FL-B, FL-D and Special Fluorescent Filters: Dùng để chụp hình trong điều kiện ánh sáng đèn neon, khắc phục sự ám tone màu xanh cho chủ thể 
Nếu thấy hữu ích, hãy cùng monkey chia sẻ nhé !

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

☎️ : 0986.166.437

🌐http://www.monkeymedia.com.vn