Trong mùa mưa, những tia sét chói lòa xuất hiện với tốc độ cực kỳ nhanh chóng là một thách thức không nhỏ cho những tay máy muốn chộp những khoảnh khắc độc đáo đi liền sự nguy hiểm.

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để chộp được một hình ảnh tuyệt đẹp với đối tượng chính là những tia sét. Bởi sự xuất hiện của sét là cực kỳ nhanh (chỉ khoảng 30 micro giây hoặc 30 / 1000000s) người chụp cũng phải bắt nhịp theo tốc độ đó nếu muốn có được một hình ảnh đẹp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số lời khuyên khi chụp ảnh tia sét, lược dịch từ trang Exposure.

Tìm một vị trí tốt

Khi chụp ảnh sét, điều quan trọng bạn cần biết là điều kiện bạn đang chụp là không thể đoán trước và cũng rất nguy hiểm. Trong đó luôn tồn tại những yếu tố cơ hội và may mắn song hành. Vì chúng ta không thể nhìn thấy trước được những tia chớp trước khi tới, vì vậy người chụp sẽ phải tiên đoán thời điểm mà chúng xuất hiện.

Làm sao để làm được điều đó? Bằng cách quan sát các tia sét và sử dụng một ống kính góc rộng, loại ống kính này có thể bao phủ một diện tích đủ rộng để có thể bắt được hình ảnh của tia chớp. Bạn nên giữ màn trập mở trong vài giây, sẽ giúp bạn chụp sét dễ dàng hơn.

Lấy nét cho ống kính

Tốt nhất bạn nên tắt chế độ tự động lấy nét trên ống kính, và đặt nó vào Infinity (vô cực – số 8 nằm ngang trên ống kính). Lấy nét bằng tay tốt hơn so với tự động lấy nét khi bạn đang chụp ảnh ánh sáng, vì ánh sáng từ tia sét chắc chắn sẽ đánh lừa các bộ cảm biến khi tự động lấy nét. Thiết lập ống kính để có độ sâu trường ảnh đến vô cùng sẽ có ích khi chụp sét ở khoảng cách xa mà vẫn có được hình ảnh sắc nét.

Các đối tượng ở gần với máy ảnh hơn chắc chắn sẽ không được nét nhưng chúng không phải chủ đề chính nên bạn không cần quan tâm đến.

Bấm máy

 

Nếu bạn đang cố gắng để chụp ảnh sét đi cùng với một đối tượng cụ thể được lấy nét như  trong hình minh họa trên là một cột điện cao thế. Đặt máy ảnh của bạn trên một chân máy vững chắc để tránh rung máy và sử dụng một thiết bị điều khiển từ xa (hoặc dây cáp) để đảm bảo máy ảnh được chắc chắn khi bấm máy. Đặt f-stop giữa f / 5.6 - f / 8 và đặt tốc độ màn trập ở chế độ Bulb (ký hiệu B - chế độ cho phép đóng mở cửa trập thủ công). Bulb cho phép mở màn trập lâu, bạn hãy thiết lập điều khiển từ xa hoặc cáp và giữ nút chụp để mở màn trập, chờ khi có tia sét thì thả nút chụp ra.

Xây dựng bối cảnh

Chụp một tia sét trên bầu trời mà không đi kèm một thứ gì khác cũng có thể đẹp nhưng bức ảnh thực sự không hấp dẫn về bối cảnh.

Sử dụng một ống kính góc rộng và tính đến việc cách hình ảnh sẽ được tạo ra. Gồm các đối tượng của cảnh vật như: cây, các tòa nhà, xe cộ đang di chuyển v.v. để tạo ra bối cảnh cho bức ảnh.

Tóm lại: Mặc dù bức ảnh phụ thuộc chủ yếu vào vị trí tia sét xuất hiện nhưng đừng quên việc đưa các yếu tố khác vào khung hình.

Làm thế nào để bảo vệ thiết bị?

Sét thường đi kèm với mưa gió. Vì thế sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được vị trí khô ráo lý tưởng để chụp ảnh, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng có được. Bạn cần bảo vệ máy và lens khỏi nước mưa, nước và các chất lỏng có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của máy, nếu ống kính bị dính nước, hình ảnh chụp được có thể bị méo mó.. Bạn nên sử dụng một kính lọc để bảo vệ và mang theo một miếng vải thô mềm để lau sạch những giọt nước mưa.

Ngoài ra có thể mua vỏ nhựa hoặc tấm bìa nhựa bảo vệ cho máy ảnh để che cho body máy, ống kính và nửa trên chân máy. Các ống kính và các phụ kiện khác cần được đặt trong một túi kín và tránh thay đổi ống kính bên ngoài khi trời mưa.

Cài đặt được đề nghị

Tia sét thường xảy ra trong điều kiện ánh sáng yếu, thông thường bạn sẽ muốn chọn độ sâu trường ảnh DOF nông, từ f / 2.8 đến f / 5.6, đủ để ánh sáng đến camera. Đặt máy ảnh ở ISO thấp (khoảng ISO 100 hoặc 200), đặt tốc độ màn trập B, và đi kèm với dây cáp để giữ màn trập mở để chờ sét xuất hiện. 

Nếu máy ảnh của bạn không có một tốc độ màn trập Bulb, hãy thiết lập phơi sáng trong vòng 10 đến 30 giây; đủ để nắm bắt tia sét bắn ra. Tuy nhiên, bạn phải quan sát các mẫu tia sét đánh để xác định độ phơi sáng lâu nhất thiết phải sử dụng. Các loại sét khác nhau với tốc độ khác nhau và cũng đòi hỏi những hướng khác nhau. Nếu cơn bão gần bạn, phơi sáng lâu hơn 15 giây. Nếu cơn bão xa, phơi sáng 20 giây đến 2 phút sẽ có hiệu quả hơn. 

Tại các thiết lập phơi sáng lâu hơn, bạn cần phải stop down khẩu độ (f / 8 hoặc f / 11). Chế độ khóa gương lật là rất hữu ích, vì chúng ta có thể chờ đợi những tia chớp để chộp trước khi đóng màn trập. 

Thiết bị được đề nghị

Khi chụp ảnh của sét, điều quan trọng là phải có một chân máy vững chắc đồng thời cũng cần đủ nhẹ để dễ dàng mang vác và di chuyển xung quanh. Cũng đừng quên mang theo các thiết bị bảo vệ cho máy và ống kính. Bạn cũng sẽ cần một cáp chụp hoặc điều khiển từ xa để tránh chạm vào máy ảnh khi chụp phơi sáng lâu. Tuy nhiên nếu chi phí eo hẹp, bạn có thể sử dụng chế độ tự động hẹn giờ trên máy ảnh của mình (mặc dù điều này có thể gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện trời tối và mưa).

Kết luận

Tính trung bình, sét đánh trái đất 100 lần mỗi giây, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có sét để chụp. Vì vậy khi cơ hội đến, hãy sẵn sàng di chuyển! Chụp ảnh sét với nhiều người là niềm đam mê, nhưng hãy nhớ rằng nó cũng đi kèm với rất nhiều nguy hiểm trong điều kiện thời tiết cực đoan như thế.

Tuy vậy, khi chụp được một bức hình sét sắc nét và huyền ảo, đó chính là niềm tự hào bởi lẽ sẽ không bao giờ có một hình ảnh nào giống như vậy tại chính địa điểm này nữa – sét sẽ không đánh vào chính xác cùng một vị trí theo cùng một cách…

Chúc bạn có được những bức hình như ý. 

Monkey Media - Đơn vị cung cấp dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp 

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

☎️ : 0986.166.437

🌐http://www.monkeymedia.com.vn