Bố cục nhiếp ảnh

Đây là bài viết về những kinh nghiệm mà nhiều người đã sử dụng trong hàng nghìn năm qua và chúng thực sự giúp các tác phẩm hấp dẫn hơn.

Bố cục nhiếp ảnh

Như các bạn đã biết, để chụp được một bức ảnh đẹp là điều không hề dễ dàng. Ngoài việc phải có được những kiến thức cơ bản về khẩu, tốc, ISO, đo sáng,... Người chụp ảnh cũng cần phải biết những quy tắc về sắp xếp bố cục hợp lý cho bức ảnh, đó là một điều cực kì quan trọng.

Trước hết chúng ta phải xác định “bố cục” là gì. Nói một cách đơn giản, đặt bố cục cho một khung ảnh nghĩa là sắp xếp các yếu tố / thành tố / thành phần / bên trong nó, sao cho phù hợp với ý tưởng hoặc mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn. Việc sắp xếp các yếu tố có thể được thực hiện bằng cách bố trí các đối tượng hoặc chủ thể. Chụp ảnh đường phố thì đòi hỏi phải có sự tiên liệu, bởi lẽ người chụp không có chọn lựa sắp xếp các đối tượng, mà phải chờ các đối tượng xuất hiện ở vị trí thích hợp nhất trong khung hình. Mặt khác, để sắp xếp các thành tố trong khung ảnh, là người chụp phải tự thay đổi vị trí của chính mình trong các hoàn cảnh không cho phép người chụp tự bố trí mọi thứ về mặt vật lý của bối cảnh.

Dưới đây Monkey xin phép được liệt kê một số quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh:

Quy tắc Một phần ba

Có lẽ đây là quy tắc mà ai cũng biết - sử dụng 2 đường ngang và 2 đường dọc để chia bức ảnh thành 9 phần và đặt chủ thể vào những điểm giao nhau để thu hút và làm bức ảnh thêm hài hòa​.

Theo quy tắc này, chúng ta cần đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ, hay nơi các đường kẻ giao nhau. Chúng ta thường có xu hướng tự nhiên muốn đặt chủ đề chính nằm ở chính giữa, tuy nhiên, sử dụng quy tắc một phần ba qua thường xuyên sẽ giúp bức ảnh trông cuốn hút hơn.

 Một số máy ảnh có sẵn tính năng hiển thị các đường kẻ trên màn hình LCD, để bạn dễ dàng áp dụng quy tắc này.

Sử dụng những đường dẫn: Giúp hướng mắt của người xem tới chủ thể, làm nổi bật chủ thể​

Bố cục trung tâm và đối xứng:

Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng. Chúng cũng trông rất đẹp trong khung hình vuông.

Bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Thêm vào tiền cảnh là cách tuyệt vời để tạo cảm giác chiều sâu. Những bức ảnh tất nhiên là 2D, nhưng cảm giác 3D sẽ tăng lên khi thêm vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh.

Đường chéo và tam giác

Người ta thường nói rằng hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì phụ thuộc vào cảm nhận.
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng đường chéo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.


Hình ảnh về cây cầu Samuel Beckett tại Dublin kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác (nó trông giống như một cây đàn hạc Celtic khi nhìn từ bên mặt). Ngoài ra, còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo

Các yếu tố cân bằng

 

Khi bạn đặt một chủ thể lệch khỏi tâm của bức ảnh, như khi áp dụng quy tắc Một phần ba, điều đó sẽ làm bức ảnh thú vị hơn, nhưng cũng làm lộ ra một phần trống trong ảnh. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của chủ thể trong ảnh bằng cách đưa vào một chủ thể khác, ít quan trọng hơn, để lấp vào chỗ trống đó.

Bạn có thể thắc mắc rằng quy tắc này dường như đi ngược lại với quy tắc về khoảng trống ở mục 10, hoặc quy tắc “số lẻ”. Như đã nói ở phần đầu bài viết, trong bố cục thì không có quy tắc nào bất di bất dịch. Một số điều mâu thuẫn với nhau, nhưng thật ra không mâu thuẫn, bởi vì chúng áp dụng cho những hoàn cảnh khác nhau, thể loại nhiếp ảnh khác nhau. Vấn đề còn phụ thuộc vào đánh giá và kinh nghiệm của người chụp.

 

Khi đặt 2 đối tượng (1 gần, 1 xa) cạnh nhau, người ta cũng có thể dựa vào kích cỡ mà xét đoán được khoảng cách, từ đó tạo ra cảm nhận tốt hơn về chiều sâu và tỷ lệ tương đối.

Đóng khung: Sử dụng những khung tự nhiên như cửa sổ để bức ảnh trở nên ấn tượng hơn​

‘Khung hình bên trong khung hình’ là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu của cảnh vật. Hãy tìm các đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình. ‘Khung hình’ này không nhất thiết phải bao bọc toàn bộ cảnh vật.

Quy tắc số lẻ

Quy tắc số lẻ nói rằng một hình ảnh sẽ trông hấp dẫn hơn nếu có số lượng lẻ các đối tượng. Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.

 

Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp không rơi vào quy tắc số lẻ này, nhưng quy tắc này chắc chắn sẽ được áp dụng trong một số tình huống nhất định. Nếu có 4 đứa con, bạn sẽ quyết định để đứa nào đứng ngoài bức ảnh? Về phần cá nhân mình, tôi sẽ chọn cách tăng số lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai càng cao càng tốt.

Lấp đầy khung ảnh

Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.

Đơn giản và tối giản (minimalism)

2 tính chất này đã được nhắc đến trong phần số 10 ở trên. Sự đơn giản tự bản thân nó cũng có thể là một công cụ bố cục mạnh mẽ. Người phương Tây hay nói rằng “ít hơn tức là nhiều hơn” (less is more).

 

Sự đơn giản thường là chụp ảnh trên nền giản dị để không gây phân tán chú ý khỏi chủ thể. Bạn cũng có thể tạo ra bố cục đơn giản bằng cách zoom vào một phần đối tượng và tập trung vào một chi tiết nào đó.

Quy tắc “Trái sang phải”

 

Cũng giống như thói quen đọc từ trái sang phải, người ta có xu hướng xem ảnh theo thứ tự như vậy. Do đó, quy tắc này đề xuất rằng bạn hãy để chuyển động trong bức ảnh diễn ra theo chiều từ trái sang phải. Nhưng thật ra, cũng có nhiều bức ảnh chụp chuyển động từ phía bên phải sang.

Vị trí cạnh nhau

“Vị trí cạnh nhau” là một công cụ bố cục mạnh mẽ trong nhiếp ảnh. Khi đặt 2 vật thể cạnh nhau, tương quan hoặc tương phản, bạn đang mang thêm tính kể chuyện vào bức ảnh.

Xem ảnh của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và phân tích những quy tắc bố cục trong đó cũng là một cách hay để học. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là, bạn hãy cố gắng chụp mỗi ngày thì mới nhanh tiến bộ được.

 

Chúc bạn thành công!

---------------------- 
Monkeymedia
Monkeymediaquangninh

📍 : Tầng 4, số 807 đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

Ban thấy nội dung này thế nào? Hãy để lại đánh giá của mình để ủng hộ Monkey Media nhé
(Trung bình 0.00 / tổng số 0 lượt bình chọn)